Nhờ làm tốt công tác xây dựng Đảng, đoàn thể trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước (DNNKVNN), hơn hai năm qua, Hà Nội thành lập mới 353 tổ chức đảng, kết nạp gần 2.000 đảng viên, nâng tổng số lên 1.095 tổ chức đảng và 22.268 đảng viên trong loại hình doanh nghiệp này. Dù đã cố gắng nhưng số doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước có tổ chức đảng còn rất ít.
![]() Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội trao đổi công tác xây dựng Đảng với Đảng ủy Công ty cổ phần xây lắp điện 1. Sắp xếp mô hình phù hợp Theo Bí thư Đảng ủy các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội Nguyễn Xuân Chính, việc chuyển đổi Đảng bộ cơ quan Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (trực thuộc Đảng bộ các cơ quan của thành phố), thành Đảng bộ các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (trực thuộc Thành ủy) là bước chuyển đổi hợp lý. Khi trực thuộc Đảng bộ Khối các cơ quan của thành phố, sự phối hợp xây dựng, triển khai thực hiện nghị quyết có nhiều điểm bất cập do không cùng lĩnh vực chuyên môn và gây khó khăn trong chỉ đạo, giao nhiệm vụ. Thời điểm sắp xếp lại mô hình tổ chức đảng, tháng 6-2012, Đảng bộ có 14 tổ chức đảng trực thuộc, 245 đảng viên, hiện nay tăng thêm 11 tổ chức đảng và gần 200 đảng viên, trong đó có tám tổ chức đảng được thành lập trong doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài. Trước khi Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác đảng, đoàn thể trong các DNNKVNN, một số quận ủy đã xây dựng mô hình đảng bộ cơ sở DNNKVNN trực thuộc quận ủy, với nhiều tên gọi khác nhau. Các mô hình này tuy phát huy hiệu quả, nhưng chưa thuận tiện cho việc chỉ đạo trong thực hiện cơ chế chính sách; tổ chức cũng thiếu thống nhất vì nơi trực thuộc quận ủy, huyện ủy, nơi lại thuộc đảng ủy xã, phường... Để thống nhất mô hình, Ban Thường vụ Thành ủy có quy định tạm thời khi thành lập Đảng bộ Khối Doanh nghiệp, Đảng bộ cụm công nghiệp trực thuộc quận, huyện, thị ủy. Đến nay, đã có bảy quận ủy, huyện ủy thành lập Đảng bộ Khối Doanh nghiệp trực thuộc. Một số tổ chức đảng chuyển về cấp ủy cấp trên cơ sở để thuận lợi hơn trong hoạt động. Linh hoạt trong cách làm Được đánh giá có cách làm sáng tạo, hai năm qua, Đảng bộ Khối Du lịch Hà Nội thành lập thêm 19 tổ chức đảng và 15 tổ chức đoàn thể. Bí thư Đảng ủy Khối Trịnh Huy Thành chia sẻ, đối với các doanh nghiệp có từ một đến hai đảng viên, Ban Thường vụ cử cán bộ của Đảng ủy Khối về tham gia sinh hoạt hoặc làm Bí thư chi bộ tại doanh nghiệp. Tại Công ty cổ phần Quốc tế Sơn Hà - doanh nghiệp có 11 đảng viên, nhưng chỉ hai người đồng ý chuyển sinh hoạt đảng về công ty, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối gặp gỡ, tạo được sự đồng thuận với chủ doanh nghiệp, cử Trưởng Ban Tổ chức Đảng ủy Khối về làm Bí thư, thành lập chi bộ tại công ty, vận động chín đảng viên khác chuyển sinh hoạt đảng về chi bộ. Sau hai tháng hoạt động, 45 quần chúng ưu tú được lựa chọn dự lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, tổ chức tại công ty. Chi bộ đang hoàn thiện hồ sơ, chuẩn bị kết nạp tám quần chúng ưu tú vào Đảng. Nhân rộng cách làm, Đảng ủy Khối đã cử thêm sáu đồng chí về sinh hoạt đảng tại các doanh nghiệp, trong đó hai đồng chí được chỉ định làm bí thư chi bộ. Từ thực tiễn ở huyện Từ Liêm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đỗ Mạnh Tuấn cho rằng, cần coi trọng việc tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với chủ doanh nghiệp và người lao động. Việc cử cán bộ các ban đảng dự sinh hoạt với chi bộ trong doanh nghiệp không chỉ nắm bắt tình hình, cùng tháo gỡ khó khăn cho cơ sở, mà còn gắn kết tổ chức đảng trong doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp với tổ chức đảng cấp trên. Hài hòa lợi ích Là doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, mọi hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể ở Công ty cổ phần Xây lắp điện 1 (Đảng bộ Khối Công nghiệp Hà Nội) tiếp tục duy trì có nền nếp; giữ vai trò vị thế trong doanh nghiệp. Theo Bí thư Đảng ủy Công ty Trịnh Văn Tuấn, hoạt động của các tổ chức đảng, đoàn thể là nền tảng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo không khí để công nhân yên tâm lao động sáng tạo. Tuy nhiên, không phải cấp ủy chi phối tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp. Trong công tác cán bộ cấp ủy chỉ tham gia ý kiến, vì các chức danh quản lý đều do Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc quyết định, trong khi tiêu chí lựa chọn không nhất thiết phải là đảng viên... Do đó, phối hợp linh hoạt sao cho hài hòa lợi ích cả ba bên: tổ chức đảng, chủ doanh nghiệp và người lao động là cần thiết. Sáu năm hoạt động, từ một chi bộ ba đảng viên phát triển liên tục trở thành Đảng bộ Công ty TNHH tập đoàn Bitexco có chín chi bộ trực thuộc với 117 đảng viên, trong đó 70 đảng viên là cán bộ quản lý. Bí quyết thành công được Bí thư Đảng ủy Trần Thị Thắm chia sẻ: Tổ chức đảng cần chứng tỏ để chủ doanh nghiệp nhận thấy vai trò trong việc chăm lo đời sống người lao động, thi đua lao động tốt, giúp doanh nghiệp thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước... Chị nhớ lại lần tổ chức kết nạp Đảng cùng lúc chín đảng viên: Ở một doanh nghiệp tư nhân, lần đầu được dự lễ kết nạp Đảng trang nghiêm, tuyên thệ dưới cờ... ai nấy đều xúc động. Chủ tịch Hội đồng quản trị tới dự và tự hào về đội ngũ ưu tú này. Đảng bộ Công ty đã tổ chức tại chỗ hai lớp cảm tình Đảng vào ngày cuối tuần. Sinh hoạt đảng và học nghị quyết chủ yếu được tiến hành trực tuyến, riêng lớp đảng viên mới, Đảng bộ còn "nợ", vì đảng viên trong doanh nghiệp tư nhân khó có thể nghỉ bốn ngày liền tham gia lớp này. Nên chăng, Đảng ủy Khối cần tổ chức thành hai phần, học trong hai kỳ cuối tuần liên tiếp. PHÁT triển, nâng cao chất lượng tổ chức đảng trong các DNNKVNN là cần thiết, nhưng để tổ chức đảng hoạt động hiệu quả quan trọng hơn, nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất. Việc làm này cần sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các cấp ủy từ thành phố tới cơ sở. Bài, ảnh: KIỀU HƯƠNG và TIỂU PHƯƠNG |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét