Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Thông tin Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh hạ lãi suất huy động giảm từ 7%/năm xuống dưới 6%/năm và giảm một số lãi suất chủ chốt đã đi qua gần một tháng. Sau những vui mừng ban đầu, điều mà người tiêu dùng, doanh nghiệp ngóng đợi - hiệu ứng của chính sách đối với đời sống, lại dường như vẫn "bặt vô âm tín". Câu hỏi lớn, vì sao lãi suất cho vay vẫn chưa giảm, đang bị bỏ ngỏ?!

Thông tin Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh hạ lãi suất huy động giảm từ 7%/năm xuống dưới 6%/năm và giảm một số lãi suất chủ chốt đã đi qua gần một tháng. Sau những vui mừng ban đầu, điều mà người tiêu dùng, doanh nghiệp ngóng đợi - hiệu ứng của chính sách đối với đời sống, lại dường như vẫn "bặt vô âm tín". Câu hỏi lớn, vì sao lãi suất cho vay vẫn chưa giảm, đang bị bỏ ngỏ?!

Lý giải điều này, đại diện một số ngân hàng cho rằng, lãi suất huy động mới giảm từ 18-3, nhưng do trước đây đã phải huy động với lãi suất cao, vậy nên cần độ trễ để giảm lãi suất cho vay. Song, lý luận theo cách này quá quen thuộc và mới chỉ ở bề nổi. Câu chuyện lãi suất thực chất nằm ở chính các ngân hàng thương mại (NHTM). Các phân tích cho thấy, vấn đề nợ xấu được các ngân hàng công bố tuy có xu hướng ngày càng giảm, nhưng các khoản lãi và phí phải thu lại tăng cao. Điều này có thể dẫn đến suy luận, nợ xấu đã được cơ cấu lại thành nợ trong hạn. Dẫu vậy, dù đã được "chế biến", xử lý thành nợ trong hạn đi nữa, về bản chất vốn là nợ xấu, vẫn không thể trông mong thu lãi về. Một khi các khoản nợ vẫn còn chưa được giải quyết, NHTM sẽ khó có "động thái tích cực" thúc đẩy tăng trưởng cho vay. Chính vì vậy, các khoản lãi bị treo, khiến doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng giảm (đó là chưa kể NHTM còn phải trích lập quỹ dự phòng nợ xấu). Trong bối cảnh ấy, phải chăng NHTM đành chọn cách an toàn là giữ lãi suất cho vay cao dù đầu vào đã giảm?!

Nhìn một cách toàn diện, vấn đề hiện nay, dường như không còn nằm ở lãi suất nữa mà ở chính khả năng "ngậm" vốn của doanh nghiệp chưa được cải thiện do sức cầu tiêu dùng yếu. Hơn nữa, không phải cứ có thông tin hạ lãi suất cho vay là doanh nghiệp có thể "vội mừng" tiếp cận. Tiêu chuẩn cho vay "không hạ" thì doanh nghiệp muốn vay vốn vẫn trong tình cảnh "mò kim đáy bể". Mặt khác, số liệu lạm phát tháng hai yếu hơn dự báo đã cho thấy các hoạt động kinh tế tiếp tục bị ảnh hưởng bởi yếu tố "lòng tin" của người tiêu dùng. Hiện tại, người lao động là đối tượng cảm nhận được rõ hơn ai hết về sự xuống sức của nền kinh tế và biểu hiện rõ ràng là khoản thu nhập hằng tháng ngày càng bị thu hẹp. Do đó, thắt chặt hầu bao vẫn là lựa chọn của người dân trong thời điểm khó khăn hiện nay.

Mấu chốt vấn đề ở chỗ, chính sách tiền tệ chỉ là một phần trong nền kinh tế. Lãi suất cho vay giảm chỉ còn là điều kiện "cần". Điều kiện "đủ" lúc này chính là làm sao giải quyết nhanh "cục máu đông" nợ xấu? Cải thiện cách thức đưa vốn vào thị trường thông qua nhiều kênh, không chỉ trông đợi ở NHTM, cũng như không chỉ bó hẹp cho vay bằng thế chấp. Điều quan trọng không kém chính là sớm "kích cầu" lòng tin của người tiêu dùng,... Phải tiến hành đồng bộ các giải pháp thì mới mong ngăn sự gia tăng doanh nghiệp phải dừng hoạt động hoặc phá sản. Và đó mới là giải pháp cứu thị trường một cách hiệu quả!

Lê Đức Nghĩa

0 nhận xét:

Đăng nhận xét